Điểm Mặt Những Mẫu Cổng Đá Đẹp Mang Đậm Giá Trị Văn Hóa

Cổng đá vốn đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, gắn liền trong tiềm thức của bất kỳ người dân Việt Nam nào. Từ chùa chiền, miếu điện cho tới đền thờ, đâu đâu cũng có thể bắt gặp được hình ảnh công trình kiến trúc mẫu cổng đá đẹp đồ sộ gắn liền với chiều dài văn hóa. Phải nói rằng đây chính là một nét đẹp lịch sử, là di sản mang đậm dấu ăn dân tộc ta.

Thế nào là cổng đá đẹp

Cổng đá hay còn được biết đến với tên gọi cổng đá tam quan. Đây là một trong những hạng mục công trình văn hóa tâm linh đặc biệt quan trọng của người Việt. Chúng thường được sử dụng và xuất hiện tại cổng làng, cổng chùa, nhà thờ họ hay cổng khu lăng mộ. Tam quan nghĩa là ba cửa. Theo đó mà cổng đá tam quan sẽ là một chiếc cổng to với ba lối ra vào. Bao gồm phần cánh cửa chính giữa với kích thước lớn và 2 lối đi nhỏ phía hai bên.

Thông thường cổng đá sẽ được xây dựng theo kiểu tứ trụ có mái che. Và đồng thời cũng sẽ được chia ra làm 3 lối đi khác nhau. Tuy nhiên, với các công trình cổng đình đá hay cổng làng sẽ được thiết kế theo dạng tứ trụ không có mái che. Hoặc chỉ đơn giản là thiết kế 2 cột đá dựng lên hai bên cổng đường vào làng.

Ý nghĩa sâu sắc của công trình kiến trúc cổng đá tam quan

Theo từng quan niệm riêng mà cổng đá tam quan lại mang tới những ý nghĩa sâu sắc riêng.

Theo quan niệm Phật giáo

Ý nghĩa đặc trưng nhất của cổng đá  chính là dựa theo quan niệm của Phật giáo. Mỗi cánh cổng đá sẽ đại diện cho mỗi cách nhìn của nhà Phật. Bao gồm “Không quan”, “Hữu quan” và “Trung quan”. Không quan đại diện cho cái không, sự vô thường. Hữu quan biểu trưng cho sắc, giả. Còn trung quan là hiện thân của sự dung hòa giữa không và sắc. Thông qua đó, cổng đá thể hiện được cái giả, sự vô thường và trung dung cân bằng của cả hai yếu tố.

Thêm vào đó, dựa theo quan niệm nhà Phật, tam quan còn liên quan tới ý niệm “tam giải thoát môn”. Ở mỗi cửa tam quan sẽ là đại diện của sự vô tác, vô không và vô tướng. Chỉ khi nào thấu hiểu, thấm nhuần được hết đại ý của ba cửa này. Người tu hành mới thực sự thành chính quả, thoát “xuất trần, thoát tục”. Từ đó mà từ bỏ đi tất thảy những hỷ, nộ, ái ố, tham, sân si ở lại. Để thực sự bước vào cõi Niết Bàn.

Theo quan niệm thời vua chúa xa xưa

Từ thời xa xưa, triều đình đã quy định lối cổng đá tam quan dành riêng cho từng đối tượng. Cổng giữa dành cho vua, phía bên hữu là lối đi cho quan võ, phía bên tả là lối đi dành cho các quan văn. Bởi vậy mà tại các ngôi làng, chùa chiền hay điện thờ, đều sẽ phải xây dựng cổng đá tam quan môn phòng khi vua đến. Còn thường ngày, cổng đá sẽ chỉ được mở ở hai cổng nhỏ cho dân chúng đi lại. Và chỉ khi vua chúa giá lâm hay vào những dịp lễ trọng đại, cổng chính giữa mới được mở.

Mẫu cổng đá đẹp là một nét đẹp văn hóa tâm linh, đặc sắc truyền thống của người Việt. Truyền từ đời này qua đời khác, nét đẹp ấy vẫn mãi trường tồn theo năm tháng thời gian. Với những hình ảnh các mẫu cổng đá phía trên, mong rằng bạn sẽ có được cái nhìn bao quát, sâu sắc hơn về công trình tâm linh này.

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

LĂNG MỘ ĐÁ HOÀNG TÁM

 Địa chỉ: Làng Nghề Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân- Hoa Lư – Ninh Bình
 Hotline: 0974.031.703 

  Giá tốt  Cam kết giá hợp lý nhất thị trường
  Đa dạng mẫu mã  Đầy đủ các loại sản phẩm đá mỹ nghệ
  Nghệ nhân lành nghề  Chế tác thủ công từ những nghệ nhân tại làng đá Ninh Bình
  Kích thước chuẩn phong thủy  Sản phẩm được thiết kế chuẩn kích thước Lỗ Ban
  Hỗ trợ lắp đặt toàn quốc  Giao hàng và thi công tận nơi cho khách hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *